Giỏ hàng

Bu lông tự đứt S10T/F10T

Thương hiệu: Bu Lông Thọ An
| |
Liên hệ

Hotline hỗ trợ bán hàng 24/7: 0982466596
|
Số lượng
 

Bu lông tự đứt là gì

Bu lông tự đứt, hay còn gọi là bu lông tự cắt, là một loại bu lông cường độ cao, thường có cấp bền 10.9, được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa lực căng mối ghép trong các kết cấu thép chịu lực lớn. Điểm khác biệt nổi bật của loại bu lông này so với các dòng bu lông thông thường nằm ở phần đuôi bu lông, nơi được thiết kế để tự động cắt đứt sau khi đạt đến mô-men xiết chuẩn kỹ thuật. Điều này giúp đảm bảo rằng mối liên kết giữa bu lông, đai ốc (ê cu) và vật liệu liên kết luôn đạt được lực siết tiêu chuẩn mà không cần thiết bị đo lực chuyên dụng.

Bu lông tự đứt S10T

 
Để hiểu rõ hơn về Bu lông tự đứt  xin mời các bạn cùng tìm hiểu thêm về cấu tạo và nguyên lý làm việc của loại bu lông đặc biệt này.

Cấu tạo, nguyên lý làm việc của Bu lông tự đứt 10T/F10T

Cấu tạo bu lông tự đứt S10T

Bu lông tự đứt S10T/F10T là một loại bu lông cường độ cao được thiết kế đặc biệt nhằm đảm bảo lực siết tiêu chuẩn thông qua cơ chế "tự đứt" tại phần đuôi bu lông. Cấu tạo của loại bu lông này bao gồm ba phần chính gồm:

  • Đầu bu lông: Phần đầu bu lông là nơi tiếp xúc trực tiếp với thiết bị lắp đặt. Với dòng bu lông S10T, đầu thường có hình tròn và được thiết kế trơn để chỉ có thể sử dụng bằng máy siết chuyên dụng. Ngược lại, bu lông tự đứt dòng F10T lại có đầu dạng lục giác, cho phép sử dụng các công cụ thông dụng hơn như cờ-lê hoặc súng siết khí. 

  • Thân bu lông: Thân bu lông là phần chịu lực chính của hệ thống liên kết. Nó bao gồm một đoạn có ren – thường là ren lửng – được gia công chính xác để đảm bảo khả năng liên kết chặt chẽ với đai ốc (ê cu). Vật liệu chế tạo thân bu lông thường là thép hợp kim cường độ cao, được xử lý nhiệt nhằm tăng độ bền kéo và khả năng chịu ứng suất nén.

  • Phần đuôi bu lông ( Phần tự đứt ): Điểm nổi bật của bu lông tự đứt chính là phần đuôi đặc biệt – nơi được thiết kế để tự tách ra khỏi thân bu lông sau khi lực siết đạt ngưỡng tối ưu. Cơ chế này giúp đảm bảo rằng lực căng trong mối ghép đã được thi công đạt yêu cầu kỹ thuật, loại bỏ nguy cơ siết quá tay hoặc chưa đủ lực.

  • Phụ kiện đi kèm: Đai ốc và vòng đệm: Không thể không nhắc đến hai phụ kiện thiết yếu trong hệ thống bu lông tự đứt, đó là đai ốc (ê cu) và vòng đệm phẳng (long đen). Đai ốc được thiết kế tương thích hoàn toàn với phần ren của thân bu lông, giúp tạo nên mối ghép chắc chắn. Trong khi đó, vòng đệm đóng vai trò phân bố đều lực siết, đồng thời bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi bị hằn hoặc biến dạng trong quá trình thi công.

Cấu tạo bu lông tự đứt S10T/F10T

 

Nguyên lý làm việc của bu lông tự đứt S10T/F10T

Khi cho bu lông vào lỗ đã tạo sẵn giữa hai vật thể cần liên kết chúng ta sẽ lắp tiếp long đen phẳng vào đầu bên kia, rồi dùng tay xoay nhẹ ê cu vào, tiếp đến dùng máy bắn chuyên dụng cho loại bu lông tự đứt này để xiết tiếp ê cu. Phía đầu của súng bắn chuyên dụng này một phần sẽ lắp vừa cùng ê cu, phần phía trong sẽ được thiết kế một bộ phận vừa khớp với phần tự đứt của bu lông (tùy từng đường kính của bu lông tự đứt mà sử dụng loại đầu cho phù hợp) và sẽ ngậm vào phần tự đứt này có tác dụng giữ cho Bu lông không bị xoay khi vặn đai ốc, Tuy nhiên khi súng tiếp tục dùng lực xoay đai ốc để xiết chặt vào ren bu lông và 2 vật thể cần liên kết đến một điểm lực nào đó đai ốc đã xiết đủ chặt, đủ lực thì phần giữ phần tự đứt trong súng chuyên dụng sẽ quay theo chiều ngược lại để bẻ đứt phần tự đứt của Bu lông.

Nguyên lý làm việc của bu lông tự đứt S10T/F0T (Nguồn: sưu tầm Youtube)

 

Quy trình lắp đặt Bu lông tự đứt S10T/F10T

Sau đây Thọ An xin mời quý khách hàng cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình lắp ráp bu lông S10T để việc lắp ráp đạt hiệu quả cao nhất

Quy trình lắp đặt bu lông tự đứt S10T

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình lắp đặt bu lông tự đứt S10T/F10T theo chuẩn kỹ thuật hiện hành.

  • Bước 1: Lắp đặt bu lông vào kết cấu: Trước tiên, cần đưa bu lông tự đứt vào lỗ khoan sẵn trên bản mã hoặc chi tiết kết cấu. Tiếp theo, lắp long đen phẳng (vòng đệm) vào phần ren của bu lông nhằm phân tán lực siết đều trên bề mặt, tránh làm biến dạng bề mặt tiếp xúc. Sau đó, lắp đai ốc (ê cu) vào thân bu lông và vặn nhẹ bằng tay để cố định sơ bộ vị trí.

  • Bước 2: Đưa đầu siết của máy tiếp xúc hoàn toàn và vừa khít với phần đai ốc đã lắp. Việc đảm bảo sự ăn khớp giữa máy siết và đai ốc là điều kiện cần thiết để truyền mô-men xoắn hiệu quả trong quá trình siết chặt, đồng thời tránh tình trạng trượt hoặc phá ren.

  • Bước 3: Sau khi đảm bảo đầu máy siết đã vào đúng vị trí, bật công tắc máy để bắt đầu quá trình siết. Máy sẽ truyền mô-men xoắn vào đai ốc, khiến nó xoay và siết chặt dần vào ren của thân bu lông. Khi đạt đến giá trị lực siết thiết kế phần đuôi bu lông sẽ tự động bị nứt. 

  • Bước 4: Sau khi đầu khía của bu lông bị cắt ra, tắt công tắc máy siết và rút máy ra khỏi đai ốc. Tiếp đó, kéo cần gạt ở đầu máy để đẩy phần bu lông bị đứt rời còn kẹt trong đầu máy ra ngoài, đảm bảo máy sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo.

Thông số kỹ thuật của bu lông tự đứt S10T/F10T

  • Tiêu chuẩn: JSS II-09 (Tiêu chuẩn Nhật Bản)
  • Đường kính thông dụng: M12,  M14, M16, M18, M20, M22, M24, M27, M30
  • Bước ren: Bước ren hệ mét: 1.75, 1.5, 2, 2.5, 3, 3.5
  • Chiều dài thông dụng: 30mm-200mm
  • Cấp bền: Cấp bền 10.9
  • Xử lý bề mặt: Nhuộm đen, mạ đen, mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, mạ (sơn) Dacromet, Mạ (sơn) Geomet.
  • Tên tiếng anh: Tension Control Bolt (T.C Bolt)

Thông số kỹ thuật của bu lông tự đứt S10T/F10T

 

Tiêu chuẩn sản xuất Bu lông tự đứt S10T

Bu lông tự đứt S10T được sản xuất theo tiêu chuẩn JSS II-09 của Nhật Bản. 
Khác với các loại bu lông khác, Bu lông, đai ốc có thể được sử dụng với các hệ tiêu chuẩn khác nhau miễn là cùng bước ren, cấp độ bền... Tuy nhiên với loại Bu lông đặc biệt này người ta đưa ra một tiêu chuẩn riêng để sản xuất bu lông, đai ốc, vòng đệm nhằm hướng đến khả năng làm viêc tối ưu nhất.   Sau đây xin mời quý vị cùng tham khảo tiêu chuẩn sản xuất Bu lông, Đai ốc, vòng đệm của Bu lông tự đứt S10T: 

Tiêu chuẩn sản xuất thân bu lông S10T:

Tiêu chuẩn sản xuất bu lông tự đứt S10T

 

Tiêu chuẩn sản xuất Đai ốc S10T

Tiêu chuẩn sản xuất Đai ốc cho bu lông tự đút S10T

 

Tiêu chuẩn sản xuất long đen cho bu lông S10T:

Tiêu chuẩn sản xuất long đen cho bu lông tự đứt S10T

 

Cấp bền của bu lông tự đứt S10T/F10T

Bu lông tự đứt S10T có cấp độ bền 10.9
Chi tiết cơ tính bu lông S10T được xác định theo bảng sau:

Cấp bền bu lông tự đứt S10T

 

So sánh cơ tính bu lông tự đứt S10T/F10T với một số loại bu lông tự đứt khác. 

 
Cấp bềnGiới hạn bền σb Mpa (kgf/mm2)Giới hạn chảy σc Mpa (kgf/mm2)Độ giãn dài (%) MinĐộ thắt tiết diện (%) Min
S8T / F8T800 - 1000       (81,6 - 102,0)640 min (65,3 min)1645
S10T / F10T1000 - 1200       (102,0 - 122,4)900 min (91,8 min)1440
S11T / F11T1100 - 1300       (112,2 - 132,6)950 min (96,9 min)1440

So sánh cơ tính bu lông S10T

 
 

Ưu điểm của bu lông tự đứt

Bu lông tự đứt hay còn gọi là Tension Control Bolt (T.C Bolt) sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về mặt kỹ thuật lẫn hiệu quả thi công. Không chỉ đảm bảo độ liên kết chắc chắn và an toàn, loại bu lông này còn tối ưu hóa quy trình lắp đặt, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho các nhà thầu xây dựng và kỹ sư thi công.

Bu lông không bị bung

Một trong những điểm mạnh nổi bật của bu lông tự đứt chính là khả năng chống bung vượt trội. Nhờ cơ chế tự đứt phần đuôi sau khi đạt đến lực siết tiêu chuẩn, bu lông giúp duy trì lực căng chính xác và ổn định giữa các chi tiết liên kết. Điều này loại bỏ nguy cơ bu lông bị lỏng hoặc bung ra trong quá trình sử dụng lâu dài, đặc biệt là ở những công trình có rung động mạnh như cầu thép, nhà công nghiệp, kết cấu thép tầng cao. Đây là lý do vì sao bu lông tự đứt được xem là lựa chọn lý tưởng cho các vị trí yêu cầu liên kết cố định và độ tin cậy cao trong thời gian dài.

Ưu điểm của bu lông tự đứt

 

Độ bền cao, khả năng chịu lực lớn

Bu lông tự đứt được chế tạo từ vật liệu thép hợp kim chất lượng cao, thường đạt cấp bền 10.9, tương đương với giới hạn bền từ 1000 đến 1200 MPa (hoặc kgf/mm²). Với khả năng chịu lực vượt trội, loại bu lông này đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu kỹ thuật trong thi công nhà thép tiền chế, hệ giàn không gian và các kết cấu chịu tải trọng lớn. Khả năng chịu lực này không chỉ giúp tăng tuổi thọ cho hệ kết cấu mà còn đảm bảo an toàn vận hành trong suốt vòng đời công trình.

Lắp đặt dễ dàng

So với các loại bu lông thông thường, bu lông tự đứt cho phép quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Khi siết bu lông bằng súng siết chuyên dụng, phần đuôi bu lông sẽ tự động tách rời khi đạt đủ lực siết tiêu chuẩn, loại bỏ hoàn toàn các sai số do con người hoặc thiết bị gây ra. Điều này không những rút ngắn thời gian thi công mà còn giảm thiểu rủi ro kỹ thuật và đảm bảo tính đồng bộ của toàn bộ hệ kết cấu. Việc thi công đơn giản cũng giúp tăng hiệu suất lao động, đặc biệt phù hợp cho các dự án quy mô lớn.

Ưu điểm của bu lông tự đứt - 2

 

Ứng dụng của bu lông tự đứt S10T/F10T

Nhờ khả năng chịu lực tuyệt vời, cộng thêm sự thuận tiện trong thi công, Bu lông cường độ cao được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực 
  • Xây dựng và xây dựng công trình:

Trong ngành xây dựng và xây dựng công trình, bu lông tự đứt S10T được sử dụng rộng rãi để gắn kết các bộ phận chịu lực như cột, dầm, khung xương thép, các dầm I và cấu trúc công trình. Khi lắp đặt, bu lông S10T được sử dụng cùng với súng xiết chuyên dụng để đạt mức căng định mức. Sau khi bu lông đạt mức căng, phần đuôi trên thân bu lông tự động bị đứt đi, tạo ra một đầu bu lông còn lại, giữ cho các bộ phận nối với nhau một cách chắc chắn. Tính tự đứt của bu lông này giúp tránh việc gắn bu lông quá chặt và đảm bảo tính an toàn và ổn định cho công trình trong quá trình sử dụng và chịu tải trọng.

  • Công nghiệp sản xuất:

Trong môi trường sản xuất và các nhà máy công nghiệp, bu lông tự đứt S10T được sử dụng để gắn kết các bộ phận, linh kiện, và thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Việc sử dụng bu lông S10T đảm bảo rằng các thành phần được gắn chặt và an toàn trong quá trình vận hành. Trong quá trình lắp đặt, phần đuôi trên thân bu lông bị đứt đi để đạt mức căng định mức, tạo thành một đầu bu lông còn lại. Tính tự đứt này đảm bảo sự chắc chắn và độ bền của các liên kết trong môi trường sản xuất có tính chất quan trọng và yêu cầu độ tin cậy cao.

  • Giao thông vận tải:

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, bu lông tự đứt S10T được sử dụng rộng rãi trong việc lắp đặt các loại cầu, đường, bến cảng

 

  • Các ứng dụng đòi hỏi độ an toàn cao:

Bu lông tự đứt S10T cũng được sử dụng trong các ngành công nghiệp đòi hỏi độ an toàn cao như lĩnh vực dầu khí, hàng hải, hàng không, và các ngành công nghiệp ckhácn. Tính tự đứt của bu lông S10T giúp đảm bảo việc lắp đặt bu lông đạt đúng đặc điểm tự đứt và đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Bu lông tự đứt này đáng tin cậy và đảm bảo các ứng dụng đòi hỏi độ bền và tính an toàn cao.

Bu lông tự đứt S10T/F10T có giá bao nhiêu

Giá thành của bu lông tự đứt không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật và thị trường. Hiện nay, mức giá tham khảo cho bu lông tự đứt S10T/F10T dao động từ 15.000 đồng đến 150.000 đồng mỗi chiếc, tùy theo thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn, nguồn gốc và đơn vị cung cấp. Mức giá này chưa bao gồm VAT (thuế giá trị gia tăng) và có thể thay đổi theo biến động nguyên vật liệu hoặc số lượng đơn hàng.

Để nhận báo giá chính xác và cập nhật mới nhất theo từng loại sản phẩm, quý khách nên liên hệ trực tiếp với Bulong Thọ An qua hotline: 0982.83.1985 – 0982 466 596.

Mua bu lông S10T ở đâu

Công ty Thọ An tự hào là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp, phân phối các sản phẩm bu lông tự đứt S10T/F10T tới thị trường Việt Nam. Sản phẩm của chúng tôi cung cấp luôn có đầy đủ chứng chỉ xuất xứ, xuất xưởng, đảm bảo chất lượng, đúng cấp độ bền. 
Nếu quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm bu lông tự đứt S10T, bu lông tự đứt F10T xin liên hệ với chúng tôi để được phục vụ nhanh nhất. 

Những câu hỏi thường gặp về sản phẩm bu lông tự đứt

Bu lông tự đứt có thể tái sử dụng không

Bu lông tự đứt là loại bu lông chỉ sử dụng một lần. Sau khi siết chặt đến lực mô-men xoắn yêu cầu, phần đầu bu lông sẽ tự tách rời, điều này khiến cho bu lông không còn đủ điều kiện để tái sử dụng trong lần thi công tiếp theo.

Có cần thiết bị đặc biệt nào để lắp đặt bu lông tự đứt không?

Việc lắp đặt bu lông tự đứt yêu cầu sử dụng thiết bị chuyên dụng, cụ thể là máy siết bu lông hoặc máy siết lực mô-men xoắn có đầu chụp phù hợp. Những thiết bị này không chỉ giúp quá trình siết bu lông diễn ra nhanh chóng, chính xác mà còn đảm bảo đúng lực siết theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn JIS B1186 hoặc ASTM A325.

Bu lông tự đứt có phù hợp cho mọi loại công trình không?

Bu lông tự đứt được thiết kế để ứng dụng trong các công trình yêu cầu liên kết chịu lực cao và độ an toàn tuyệt đối, đặc biệt trong kết cấu thép nhà xưởng, nhà công nghiệp, nhà thép tiền chế, cầu đường, nhà cao tầng và kết cấu công nghiệp nặng. Tuy nhiên, đối với những công trình dân dụng quy mô nhỏ hoặc các liên kết không chịu lực lớn, việc sử dụng bu lông tự đứt có thể không kinh tế, do chi phí vật tư và thiết bị chuyên dụng khá cao.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua bu lông vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THỌ AN 

Hotline/Zalo: 0982.83.1985 – 0982 466 596

Email: bulongthoan2013@gmail.com

Website:www.bulongthoan.com.vn

Công ty Thọ An chuyên sản xuất, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm bu lông chính hãng như:

Bu lông mắt

Bulong lục giác chìm

Bu lông nở

Bu lông hóa chất

Bu lông gầu tải

Bu lông neo móng

Thanh ren

Vít pake

Vít trí

Vít tự khoan

Vít bắn tôn

Sản phẩm đã xem

-%
0₫ 0₫
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top