Thanh ren được thiết kế với các ren (dạng vết xoắn ốc) bao quanh, giúp kết nối chặt chẽ với các bộ phận khác thông qua đai ốc, bu lông. Thanh ren có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thép không gỉ, thép carbon, hoặc hợp kim nhôm, tùy thuộc vào yêu cầu về độ bền, khả năng chống ăn mòn, và tính linh hoạt trong môi trường sử dụng. Bài viết này, Bulong Thọ An sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về loại sản phẩm này.
Thanh ren là gì
Thanh ren (tên tiếng anh threaded rod) hay còn được gọi là thanh ty ren, là một loại vật liệu kim loại được chế tạo từ thép hoặc inox, có bề mặt hình trụ dài và được tiện ren đều trên toàn bộ thân thanh. Đặc điểm nổi bật của thanh ren chính là các rãnh xoắn ốc (hay còn gọi là ren) chạy dọc theo chiều dài, giúp nó dễ dàng kết nối với các linh kiện khác trong các kết cấu công trình. Với khả năng chịu lực tốt và độ bền cao, thanh ren thường được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng xây dựng và công nghiệp.
Cấu tạo thanh ren bao gồm các vòng ren đều đặn được tiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm đảm bảo khả năng liên kết chắc chắn khi sử dụng. Các vòng ren này giúp thanh ren dễ dàng gắn kết với bulong, đai ốc và các phụ kiện kết nối khác, tạo ra sự ổn định và gia cố trong các kết cấu công trình.
Thông số kỹ thuật của thanh ren
Dưới đây là một số thông số kỹ thuật cơ bản của thanh ren mà bạn cần biết.
Chất liệu: Thanh ren thường được chế tạo từ các loại vật liệu thép chất lượng cao để đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực. Các vật liệu phổ biến sử dụng trong sản xuất thanh ren bao gồm thép tiêu chuẩn Việt Nam (CT3, CT4, CT5), thép Nhật Bản (SS400, SD235, SD375), inox 304, inox 316,...
Kích thước: Kích thước của thanh ren được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, với chiều dài thông dụng từ 1m đến 3m. Thanh ren được chế tạo với các kích thước đa dạng để phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau.
Đường kính thanh ren có thể dao động từ M6 đến M42, tùy vào yêu cầu kỹ thuật của từng công trình hoặc mục đích sử dụng. Các kích thước này đảm bảo tính linh hoạt trong việc sử dụng thanh ren cho các kết nối cơ khí hoặc kết cấu xây dựng.
Bước ren: Đối với đường kính từ M5 đến M20 thì thanh ren sẽ có bước ren tương ứng từ 1mm đến 2.5mm.
Cấp bền: Các cấp bền phổ biến của thanh ren bao gồm 3.6, 4.6, 4.8, 5.6, 6.8, và 8.8. Thanh ren cấp bền 3.6 thường được sử dụng trong các công trình có yêu cầu lực nhẹ, trong khi thanh ren cấp bền cao như 8.8 sẽ phù hợp với các công trình yêu cầu khả năng chịu tải lớn hơn.
Xử lý bề mặt: Các phương pháp xử lý bề mặt phổ biến cho thanh ren bao gồm mạ điện phân màu trắng, mạ điện phân màu vàng, xi đen và mạ kẽm nhúng nóng. Xử lý bề mặt của thanh ren đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng chống ăn mòn và nâng cao độ bền của sản phẩm.
Tiêu chuẩn: Thanh ren được sản xuất theo các tiêu chuẩn DIN 975. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về kích thước, chất liệu, và độ chính xác trong quá trình sản xuất thanh ren. Các tiêu chuẩn này đảm bảo rằng thanh ren có chất lượng đồng nhất và có thể sử dụng ở các công trình khác nhau.
Kích thước của thanh ren
Như đã đề cập ở trên thanh ren có kích thước phổ biến nhất từ 1 đến 3m và có đường kính tiêu chuẩn từ M6 đến M42. Để biết thêm chi tiết về kích thước của thanh ren bạn có thể tham khảo bạn dưới đây.
d | M3 | M4 | M5 | M6 | M8 | M10 | M12 | M14 | M16 | M18 | M20 |
P | 0.5 | 0.7 | 0.8 | 1 | 1.25 | 1.5 | 1.75 | 2 | 2.5 | 2.5 | 2.5 |
d | M22 | M24 | M27 | M30 | M33 | M36 | M39 | M42 | M45 | M48 | M52 |
P | 2.5 | 3 | 3 | 3.5 | 3.5 | 4 | 4 | 4.5 | 4.5 | 5 | 5 |
Khả năng chịu lực của thanh ren
Mỗi loại thanh ren có một khả năng chịu lực khác nhau, phụ thuộc vào cấp bền và kích thước của nó. Để hiểu rõ hơn về khả năng chịu lực của thanh ren, chúng ta sẽ đi sâu vào các yếu tố ảnh hưởng, như cấp bền, tiết diện và ứng dụng thực tế của từng loại thanh ren.
Thanh ren thường được phân loại theo cấp bền, một chỉ số thể hiện khả năng chịu lực của chúng. Các loại cấp bền phổ biến bao gồm:
Thanh ren cấp bền 3.6: Đây là loại thanh ren có độ bền thấp, với khả năng chịu lực kéo tối đa khoảng 300 Mpa. Cấp bền này thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu tải trọng không quá cao.
Thanh ren cấp bền 4.8: Là loại thanh ren có độ bền trung bình, với khả năng chịu lực kéo tối thiểu là 400 Mpa tương đương 4000 kg/cm2 . Loại thanh ren này có thể chịu lực tốt hơn so với cấp bền 3.6.
Thanh ren cấp bền 5.6: Đây là loại thanh ren có độ bền cao hơn, chịu được lực kéo tối thiểu là 500 Mpa tương đương 5000 kg/cm2 . Loại này thích hợp cho các công trình yêu cầu sự chắc chắn và bền vững hơn.
Thanh ren cấp bền 8.8: Là loại thanh ren cao cấp, với khả năng chịu lực kéo tối thiểu lên đến 800 Mpa tương đương 8000 kg/cm2. Các thanh ren này được sử dụng trong những công trình đặc biệt, yêu cầu tải trọng cao và độ bền cực kỳ vững chắc.
Bên cạnh cách xác định khả năng chịu lực của than ren dựa trên cấp bền thì chúng ta có thể tính được qua độ bền kéo của thanh ren và tiết diện của nó. iết diện của thanh ren sẽ thay đổi tùy vào đường kính và bước ren của nó. Theo tiêu chuẩn TCVN 1916-1996, tiết diện của các loại thanh ren M6, M8, M10, và M12 lần lượt là 20.1 mm², 36.6 mm², 58 mm² và 84.3 mm².
Thanh ren M6 có thể chịu được một lực kéo lên đến 614.67 kg
Thanh ren M8 chịu được lực kéo tương đương 1 tấn
Thanh ren M10 chịu được lực kéo tương đương 1.7 tấn
Thanh ren M12 chịu được lực kéo tương đương 2.5 tấn
Đặc điểm của thanh ren
Thanh ren có nhiều đặc điểm đặc biệt, làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng trong các ứng dụng yêu cầu sự chính xác và sức bền cao.
Thanh ren có độ bền cao: Một trong những đặc điểm nổi bật của thanh ren chính là độ bền rất cao. Được làm từ các vật liệu cứng cáp như thép cacbon, thép không gỉ (inox), hay thép hợp kim, thanh ren có khả năng chịu lực cực kỳ tốt.
Chịu được lực kéo lớn: Thanh ren không chỉ bền mà còn có khả năng chịu lực kéo lớn, một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo kết cấu công trình vững chắc. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ gãy, vỡ khi chịu tác động mạnh từ môi trường bên ngoài.
Khó bị ăn mòn: Với khả năng chống lại sự ăn mòn vượt trội thanh ren được ưa chuộng trong các ngành công nghiệp. Thành phần hóa học của inox giúp chống lại sự oxy hóa, từ đó duy trì độ bền và tính năng của sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng.
Đa dạng chủng loại: Thanh ren hiện nay có rất nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp. Những loại này lại được chia thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của chúng.
Phân loại thanh ren phổ biến
Dưới đây là các cách phân loại thanh ren phổ biến dựa trên cấp bền, lớp mạ và kích thước.
Phân loại theo cấp bền
Thông thường người ta sẽ chia thanh ren làm 2 loại dựa trên cấp bền đó là: Thanh ren cường độ thấp và thnah ren cường độ cao. Các cấp bền thanh ren phổ biến thường gặp là 4.8, 5.6, 8.8, với cấp bền càng cao, khả năng chịu lực càng mạnh. Cấp bền 4.8. 5.6, 6.8,... thường được sử dụng cho các ứng dụng có yêu cầu chịu tải trung bình Cấp bền từ 8.8 trở lên được sử dụng cho các công trình yêu cầu độ bền và khả năng chịu tải cao, chẳng hạn như trong các kết cấu thép chịu lực hoặc cầu cống.
Phân loại theo lớp mạ
Thanh ren cũng có thể được phân loại dựa trên loại lớp mạ mà chúng có, nhằm gia tăng độ bền và khả năng chống ăn mòn. Ba loại lớp mạ phổ biến là:
Mạ kẽm điện phân: Đây là loại mạ phổ biến nhất, giúp thanh ren chống lại sự oxy hóa, đặc biệt là khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt hoặc ngoài trời. Mạ kẽm điện phân giúp tiết kiệm chi phí nhưng có thể không bền vững như các loại mạ khác.
Mạ kẽm nhúng nóng: Đây là phương pháp mạ hiệu quả hơn trong việc bảo vệ thanh ren khỏi sự ăn mòn, với một lớp mạ dày và bền bỉ hơn so với mạ điện phân. Loại mạ này rất thích hợp cho các công trình xây dựng ngoài trời, nơi thanh ren phải tiếp xúc trực tiếp với yếu tố môi trường.
Mạ kẽm đen: Thường được áp dụng để tạo ra lớp phủ giúp chống ăn mòn nhẹ và mang lại thẩm mỹ cao hơn cho các sản phẩm. Mạ đen được dùng nhiều trong các ứng dụng cơ khí, nơi mà yêu cầu về tính thẩm mỹ và độ bền vừa phải.
Phân loại theo kích thước
Thanh ren có nhiều kích thước khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu xây dựng và công nghiệp đa dạng. Ví dụ
Thanh ren M6/d6 (Phi 6) có đường kính ngoài 6mm và thường được sản xuất từ phôi có đường kính từ 4.6mm đến 5mm. Đây là loại thanh ren nhỏ, thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu kỹ thuật vừa phải, chẳng hạn như các hệ thống điện, nội thất
Thanh ren M8 có đường kính ngoài là 8mm. Phôi dùng để cán thanh ren M8 thường có đường kính từ 6.8mm đến 7mm. Loại thanh ren này phổ biến trong các ứng dụng xây dựng và cơ khí
Thanh ren M10 có đường kính ngoài 10mm, với phôi có đường kính từ 8.6mm đến 8.8mm
Thanh ren M12 có đường kính ngoài là 12mm, và phôi để cán ren thường có đường kính từ 10.5mm đến 10.8mm.
Ngoài các kích thước phổ biến như M6 đến M12, còn rất nhiều thanh ren có đường kính lớn hơn như M16, M18, M20, và thậm chí lên đến M42. Những thanh ren này chủ yếu được sử dụng trong các công trình lớn, yêu cầu khả năng chịu tải cao.
Phân loại theo kiểu ren
Kiểu ren tròn: loại thanh ren phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Với đường kính ren tròn đều và khớp nối chính xác, thanh ren tròn phù hợp để lắp ráp các chi tiết với nhau, đảm bảo sự ổn định và an toàn trong các kết cấu như cầu thang, móng nhà, và các bộ phận máy móc.
Kiểu ren vuông: là loại thanh ren có đặc điểm nhận diện rõ ràng với các đường ren vuông góc, có độ sâu và độ dày lớn hơn so với kiểu ren tròn. Với thiết kế này, ren vuông mang lại khả năng chịu lực tốt hơn, đặc biệt là trong các ứng dụng yêu cầu tải trọng lớn và độ chính xác cao.
Ứng dụng của thanh ren
Thanh ren thường được ứng dụng để tạo ra các liên kết chắc chắn giữa kết cấu thép và các phần bê tông trong công trình xây dựng. Cụ thể, thanh ren được sử dụng để liên kết các kết cấu thép với dầm bê tông, tường bê tông, nền bê tông hoặc cầu thang bê tông, giúp kết nối chặt chẽ và ổn định các bộ phận này.
Một trong những ứng dụng phổ biến của thanh ren là thay thế hoặc bổ sung những vị trí thép bị thiếu hoặc sai lệch trong kết cấu. Thanh ren đóng vai trò như một giải pháp khắc phục, giúp bù đắp những thiếu sót đó và giữ cho kết cấu vẫn vững chắc và an toàn.
Thanh ren không chỉ được sử dụng trong các kết cấu chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia cố các kết cấu phụ trợ. Chúng thường được ứng dụng để neo bu lông cho các kết cấu phụ trợ, giúp giữ vững các phần như giá đỡ, các bộ phận của hệ thống điện, hệ thống ống nước hoặc các hệ thống khác.
Bulong Tho An - Địa chỉ tìm mua thanh ren chất lượng cao
Bulong Tho An luôn là địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm thanh ren inox, thanh ren cường độ cao, cũng như các loại thanh ren mạ kẽm, tất cả đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao và phù hợp với nhiều ứng dụng trong xây dựng, cơ khí, và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Các sản phẩm thanh ren chất lượng cao từ Bulong Tho An không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn có thể chịu được các tác động từ môi trường khắc nghiệt như ăn mòn, oxi hóa. Các sản phẩm này được chế tạo từ những vật liệu cao cấp giúp nâng cao tuổi thọ của công trình và bảo đảm sự an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua thanh ren chất lượng cao hãy liên hệ với Bulong Thọ An theo hotline: 0982466596 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THỌ AN
Hotline/Zalo: 0985 466 596 – 0982 466 596
Email: bulongthoan2013@gmail.com