Giỏ hàng

Bu lông là gì, Đặc điểm nổi bật của bu lông

Bu lông là một trong những thành phần quan trọng và phổ biến trong hầu hết các ngành công nghiệp. Bulong các tác dụng cố định các linh kiện và đảm bảo sự chắc chắn cho các công trình. Trong bài viết này, Bulong Thọ An sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về bu lông, cấu tạo, ứng dụng và các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn loại bu lông phù hợp cho các công trình của mình. Bạn hãy theo dõi để biết thêm thông tin nhé.

Bu lông là một trong những thành phần quan trọng và phổ biến trong hầu hết các ngành công nghiệp. Bulong các tác dụng cố định các linh kiện và đảm bảo sự chắc chắn cho các công trình. Trong bài viết này, Bulong Thọ An sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về bu lông, cấu tạo, ứng dụng và các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn loại bu lông phù hợp cho các công trình của mình. Bạn hãy theo dõi để biết thêm thông tin nhé.

Bu lông là gì

Bu lông hay bù lon (bolt) là một chi tiết cơ khí được thiết kế để kết nối hoặc cố định các bộ phận, vật liệu lại với nhau. Đây là một thành phần không thể thiếu trong việc tạo liên kết chắc chắn và an toàn trong nhiều ứng dụng từ xây dựng, sản xuất, cho đến sửa chữa. 

Bulong là gì

Bulong hay bù lon là sản phẩm cơ khí thông dụng, được dùng để tạo liên kết

 

Bu lông thường có hình dạng thân trụ tròn có các ren xoắn quanh phần thân và đầu bu lông thường có hình lục giác, hình tròn,... Bu lông đi kèm với đai ốc để gia tăng độ chắc chắn của liên kết.

Bu lông được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau, phổ biến nhất là thép cacbon, thép không gỉ (inox), và thép hợp kim. Mỗi loại vật liệu mang đến đặc tính riêng như khả năng chịu lực, chống ăn mòn, hoặc độ bền trong các điều kiện khắc nghiệt. Đặc biệt, các tiêu chuẩn sản xuất như ISO, DIN, hoặc JIS thường được áp dụng để đảm bảo chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm.

Trong xây dựng, bu lông đóng vai trò quan trọng trong việc cố định các kết cấu thép, bê tông, hoặc gỗ. Trong ngành cơ khí, chúng là yếu tố then chốt để lắp ráp các chi tiết máy móc, đảm bảo hoạt động ổn định và chính xác. Ngoài ra, bu lông còn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, từ các thiết bị gia dụng cho đến các công trình kỹ thuật nhỏ.

Cấu tạo của bu lông

Bu lông được cấu thành từ 3 bộ phận chính gồm mũ bulong (hay đầu), thân bulong và đai ốc. Các thành phần này không chỉ đảm bảo chức năng cố định mà còn quyết định đến chất lượng và độ bền của liên kết.   

Mũ bu lông

cấu tạo của bulong

Phần đầu của bu lông dùng để tạo liên kết với vật liệu nền

 

Mũ bu lông là phần phía trên cùng của bu lông, thường được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau như lục giác, tròn để đáp ứng nhu cầu sử dụng cụ thể. Chức năng chính của mũ bu lông là tạo điểm để các công cụ như cờ lê hoặc tua vít có thể tác động, giúp siết chặt hoặc tháo lỏng bu lông.

Thân bulong

Thân bu lông có thiết kế dạng trụ tròn với các đường ren xoắn ốc chạy dọc. Những đường ren này không chỉ giúp bu lông kết nối chắc chắn với đai ốc mà còn tăng khả năng chịu lực kéo và cắt.

Thân của bu lông được tiên ren để có thể liên kết với đai ốc

 

Thân bu lông được sản xuất từ các loại thép cacbon hoặc thép hợp kim có độ bền cao, phù hợp với các ứng dụng từ nhẹ đến nặng như lắp ráp kết cấu thép, cầu đường, hay thiết bị cơ khí.

Đai ốc

Đai ốc là phụ kiện đi kèmm không thể tách rời với bulong

 

Thông thường đai ốc hay ê cu sẽ không phải phần đi liên với bulong nhưng chúng lại là phần không thể thiếu khi chúng ta cần sử dụng bulong. Đai ốc được sử dụng để siết chặt hoặc cố định bu lông tại vị trí mong muốn. Đai ốc có nhiều kiểu dáng, nhưng phổ biến nhất là loại đai ốc lục giác, phù hợp với nhiều kích cỡ bu lông khác nhau.

>> Xem thêm: Ê cu là gì

Đặc điểm của bu lông

  • Kích thước: Kích thước của bulong khá đa dạng từ 2mm đến 150mm. Tùy vào từng công trình, ứng dụng cụ thể mà bạn có thể chọn được loại bulong có kích thước phù hợp.

  • Đường kính: Bulong thường có đường kính tiêu chuẩn từ M2 - M30. Cũng giống như kích thước, đường kính của bulong có thể được sản xuất riêng để đáp ứng yêu cầu của từng công trình cụ thể.

  • Chất liệu sản xuất Bu lông được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau để đáp ứng các yêu cầu sử dụng trong môi trường đa dạng. Nhưng thông dụng vẫn là thép không gỉ (SUS 304, 201, 316), thép hợp kim và thép cacbon. Ngoài ra để có thể sử dụng tại các môi trường khắc nghiệt, bu lông còn được mạ kẽm hoặc mạ kẽm nhúng nóng để tăng khả năng chống ăn mòn và chống oxi hóa.

  • Cấp bền Cấp bền của bu lông biểu thị khả năng chịu lực kéo và lực nén. Các cấp bền phổ biến gồm 4.6, 8.8, 10.912.9, được đánh dấu trên đầu bu lông. Chọn cấp bền phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn và độ bền của kết cấu. Những loại bu lông có cấp bền dưới 8.8 sẽ được đánh giá là bu lông có cấp bền thường. Ngược lại bulong cấp bền 8.8 trở lên có khả năng chống chịu tốt hơn được gọi là bu lông cường độ cao.

  • Kiểu ren: Bulong có 2 kiểu ren chính đó là ren suốtren lửng. Ren suốt là kiểu bu lông có phần ren chạy dọc toàn bộ chiều dài thân bu lông, từ đầu mũ cho đến cuối thân. Ren lửng là kiểu bu lông mà phần ren chỉ chiếm một phần của thân bu lông, thường nằm ở phía cuối gần đai ốc, trong khi phần còn lại là thân trơn. 

  • Tiêu chuẩn sản xuất Bu lông được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như DIN (Đức), ISO (Quốc tế), ANSI/ASME (Mỹ) hoặc JIS (Nhật Bản). Các tiêu chuẩn này quy định chi tiết về kích thước, vật liệu, và tính năng cơ học của bu lông, giúp đảm bảo chất lượng và khả năng tương thích giữa các thành phần trong cùng hệ thống.

đặc điểm của bulong

Thông số kỹ thuật chính của bu lông

 

Các loại bu lông thông dụng hiện nay 

Mỗi loại bu lông đều có đặc điểm và ứng dụng riêng, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại bu lông phổ biến và báo giá mới nhất hiện nay.

Bu lông lục giác chìm

Bu lông lục giác chìm

 

Bu lông lục giác chìm là loại bu lông có đầu chìm với lỗ lục giác bên trong, cho phép sử dụng chìa vặn lục giác để siết hoặc tháo. Bulong lục giác chìm được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao, như lắp ráp máy móc, thiết bị điện tử hoặc các kết cấu có yêu cầu thẩm mỹ cao. 

  • Đặc điểm nổi bật: Bu lông lục giác chìm có khả năng chịu lực tốt, đầu chìm giúp giảm sự cản trở của các bộ phận khác trong lắp ráp.

  • Ứng dụng: Phù hợp với các thiết bị máy móc công nghiệp, lắp ráp cơ khí chính xác, và các cấu kiện cần đảm bảo độ bền lâu dài.

  • Chất liệu: Thường làm từ thép không gỉ, thép hợp kim hoặc thép cacbon.

Bảng báo giá bu lông lục giác chìm cập nhật tháng 3/2025

Đường kính 

ĐVT

Thành tiền

M8

Chiếc

Từ 8.600đ

M10

Chiếc

Từ 10.800đ

M12

Chiếc

Từ 12.500đ

M14

Chiếc

Từ 14.600đ

M16

Chiếc

Từ 16.000đ

M18

Chiếc

Từ 19.000đ

M20

Chiếc

Từ 23.200đ

M22

Chiếc

Từ 25.600đ

M24

Chiếc

Từ 28.000đ

M26

Chiếc

Từ 32.000đ

Bu lông lục giác ngoài

Bu lông lục giác ngoài là loại bu lông có đầu hình lục giác, dễ dàng thao tác bằng cờ lê. Bulong lục giác ngoài có thể sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu lực siết lớn, như xây dựng công trình, máy móc công nghiệp hoặc các kết cấu thép. 

  • Đặc điểm nổi bật: Khả năng chịu lực kéo và lực cắt tốt, dễ dàng thao tác lắp đặt và tháo rời.

  • Ứng dụng: Sử dụng trong xây dựng, lắp ráp máy móc, và các công trình kết cấu thép.

  • Chất liệu: Phổ biến với thép mạ kẽm, inox 304, inox 316 để tăng khả năng chống ăn mòn.

Bu lông nở

Bu lông nở - Tắc kê nở

 

Bu lông nở hay tắc kê nở chúng là loại phụ kiện có thiết kế đặc biệt để cố định các cấu kiện vào tường bê tông hoặc các bề mặt cứng khác. Khi được siết chặt, phần áo nở của bu lông sẽ bám chặt vào bề mặt. Bulong nở thường được sử dụng trong việc gắn kết các thiết bị vào tường bê tông, lắp đặt cửa, hoặc trong các công trình yêu cầu độ bền cao và khả năng chống va đập mạnh mẽ. 

  • Đặc điểm nổi bật: Khả năng chịu tải lớn và bám chắc vào bề mặt cứng.

  • Ứng dụng: Thường được sử dụng trong lắp đặt lan can, giá treo, hoặc các thiết bị nặng.

  • Chất liệu: Làm từ thép mạ kẽm, thép hoặc inox để đảm bảo độ bền trong môi trường khắc nghiệt.

Bảng báo giá bu lông nở ( tắc kê nở ) cập nhật tháng 3/2025

Đường kính 

ĐVT

Thành tiền

M8

Chiếc

Từ 2.500đ

M10

Chiếc

Từ 3.500đ

M12

Chiếc

Từ 4,000đ

M14

Chiếc

Từ 4.200đ

M16

Chiếc

Từ 5.300đ

M18

Chiếc

Từ 8.500đ

M20

Chiếc

Từ 10.500đ

M22

Chiếc

Từ 11.500đ

M24

Chiếc

Từ 12.000đ

M26

Chiếc

Từ 12.500đ

Bu lông hóa chất

Bu lông hóa chất

 

Bu lông hóa chất là loại bu lông đặc biệt sử dụng keo hóa chất để cố định. Loại này có khả năng chịu lực cao, phù hợp với các ứng dụng yêu cầu độ bền và an toàn cao.

  • Đặc điểm nổi bật: Độ bám dính cao, không bị ảnh hưởng bởi rung động hoặc các yếu tố môi trường.

  • Ứng dụng: Sử dụng trong các công trình cầu đường, kết cấu thép lớn, và các khu vực chịu tải trọng nặng.

  • Chất liệu: Thường làm từ thép cacbon hoặc thép không gỉ.

Báo giá bu lông chất các loại ( Bảng giá cập nhật đến tháng 3/2025 )

Kích thước Bu lông hóa chất

ĐVT

Thành tiền

M10

bộ

Từ 6,600

M12

bộ

Từ 9,200

M14

bộ

Từ 3,200

M16

bộ

Từ 15,800

M18

bộ

Từ 23,800

M20

bộ

Từ 31,700

M22

bộ

Từ 47,500

M24

bộ

Từ 60,700

Bu lông neo móng

Bu lông neo - Bulong móng cao cấp

 

Bu lông neo móng là loại bu lông chuyên dùng để cố định kết cấu thép vào nền móng bê tông. Loại này thường có dạng chữ L hoặc J để tăng khả năng chống chịu. Bulong neo móng có thể chịu được lực tác động từ nhiều hướng và là thành phần quan trọng trong việc xây dựng các công trình lớn như cầu, tòa nhà cao tầng và các cơ sở hạ tầng.

  • Đặc điểm nổi bật: Thiết kế đặc biệt giúp tăng độ bám chặt với móng bê tông.

  • Ứng dụng: Phổ biến trong các công trình xây dựng lớn, như nhà cao tầng, cầu đường, và nhà xưởng.

  • Chất liệu: Làm từ thép cường độ cao, được mạ kẽm để tăng độ bền. Một số khác được sản xuất từ inox 304, 316 vừa có khả năng chịu lực tốt vừa chống ăn mòn hiệu quả.

Bảng báo giá bu lông neo ( bu lông móng ) mới cập nhật tháng 3/2025

Kích thước bu lông neo

ĐVT

Thành tiền

M12

Chiếc

Từ 8,000

M14

Chiếc

Từ 11,690

M16

Chiếc

Từ 15,940

M18

Chiếc

Từ 13,800

M20

Chiếc

Từ 31,900

M22

Chiếc

Từ 40.600

M24

Chiếc

Từ 45.800

M26

Chiếc

Từ 52.000

M28

Chiếc

Từ 58.600

M30

Chiếc

Từ 62.500

Bu lông mắt

Bu lông mắt - Bulong móc cẩu

 

Bu lông mắt là loại bu lông có đầu dạng vòng tròn (mắt), được thiết kế để kết nối với dây cáp hoặc xích. Chuyên dùng trong các công trình cần sự cố định hoặc kéo, như trong ngành vận tải, xây dựng, và các ứng dụng cần nâng hạ.

  • Đặc điểm nổi bật: Thiết kế đầu mắt giúp tăng tính linh hoạt và đảm bảo an toàn khi kéo hoặc treo tải trọng.

  • Ứng dụng: Thường được sử dụng trong ngành vận tải, nâng hạ, và các hệ thống treo.

  • Chất liệu: Làm từ thép hợp kim, được mạ kẽm hoặc phủ sơn để chống ăn mòn.

Bảng báo giá bu lông mắt, bu lông móc cẩu các loại cập nhật tháng 3 2025

Đường kính bu lông mắt

ĐVT

Đơn giá

M8

cái

Từ 11.600 – 12.000

M10

cái

Từ 16.000 – 20.000

M12

cái

Từ 20.000 – 26.000

M14

cái

Từ 30.000 – 36.000

M16

cái

Từ 37.000 – 48.000

M20

cái

Từ 49.000 – 135.000

Bu lông gầu tải

Bu lông gầu tải

 

Bulong gầu tải hay bulong gầu là loại bulong được cấp tạo từ Bulong, long đen, ê cu (đai ốc), Long đền vênh. Chúng có tác dụng kết nối và đảm bảo an toàn cho các công trình gầu tải. băng tải

  • Đặc điểm nổi bật: Bulong có độ bền cao, chống ăn mòn vượt trội nên được sử dụng ngay cả trong những môi trường có điều kiện khắc nghiệt nhất. Ngoài ra, việc tháo lắp bulong khá đơn giản phù hợp với những công trình cần kiểm tra nâng cấp thường xuyên.

  • Ứng dụng: Dùng trong các dây chuyền, băng tải, gầu tải tại các ngành công nghiệp nặng. Có tác dụng chính để cố định các gầu vận chuyển.

  • Chất liệu: Nhằm đáp ứng yêu cầu về độ bền bu lông gầu được làm từ thép không gỉ, thép hợp kim hoặc thép cacbon cường độ cao.

Bảng báo giá bu lông gầu đầy đủ kích thước cập nhật tháng 3 2025

Đường kính bu lông gầu

ĐVT

Thành tiền

M8

cái

Từ 6.000đ

M10

cái

Từ 8.000đ

M12

cái

Từ 11.000đ

M14

cái

Từ 13.500đ

M16

cái

Từ 20.500đ

M20

cái

Từ 35.600đ

Bu lông 2 đầu

Bu lông 2 đầu hay có tên chính xác hơn là Guzong, chúng được dùng để kết nối và cố định các bộ phận của công trình. Với thiết kế đặc biệt, Guzong không chỉ giúp gia tăng độ bền mà còn nâng cao sự ổn định và khả năng chịu lực cho các công trình, máy móc. 

Về cấu tạo, Guzong thường được chế tạo từ các vật liệu chắc chắn như thép hợp kim hoặc thép không gỉ, giúp đảm bảo khả năng chống chịu. Bulong có 2 đầu và không có mũ, cả 2 đầu đều được tiện ren. Hai đầu của bulong thường sẽ có ren cùng kích thước, tuy nhiên ở một số trường hợp người ta cũng làm guzong với 2 đầu ren có kích thước khác tùy vào ứng dụng cụ thể.

Bảng báo giá guzong cập nhật tháng 3 2025

Đường kính guzong

ĐVT

Thành tiền

M8

cái

Từ 8.000đ

M10

cái

Từ 11.800đ

M12

cái

Từ 13.200đ

M14

cái

Từ 15.500đ

M16

cái

Từ 16.800đ

M20

cái

Từ 25.600đ

 

Bu lông liền long đen

Bu lông liền long đen là một loại bu lông được thiết kế với cấu trúc đặc biệt, trong đó phần thân bu lông và long đen (vòng đệm) được gắn liền thành một khối đồng nhất. Thiết kế này mang lại sự tiện lợi trong quá trình lắp đặt, đồng thời giúp tăng cường độ bền và hiệu quả liên kết.

Với khả năng chống rung tốt và đảm bảo độ ổn định cao trong các mối nối cơ khí, bu lông liền long đen ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, cơ khí chế tạo, và công nghiệp nặng.

 

Bảng báo giá bu lông liền long đen cập nhật tháng 3 2025

Đường kính bu lông liền long đen

ĐVT

Thành tiền

M8

cái

Từ 2.200đ

M10

cái

Từ 3.500đ

M12

cái

Từ 5.600đ

M14

cái

Từ 8.800đ

M16

cái

Từ 16.800đ

M20

cái

Từ 23.600đ

 

Bu lông tự đứt

Bu lông tự đứt có thiết kế khá đặc biệt, chung sẽ tự đứt trong quá trình siết. Cơ chế này giúp ngăn ngừa tình trạng tháo gỡ hoặc can thiệp trái phép vào các kết cấu quan trọng. Điểm nổi bật của bu lông tự đứt nằm ở phần đầu bu lông, nơi thiết kế đặc biệt cho phép phần đầu tự đứt gãy khi đạt đến lực siết quy định. Phần còn lại của bu lông sẽ nằm cố định trong vật liệu, đảm bảo an ninh và độ bền cho kết cấu.

 

Bu lông tự đứt thường được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, từ cầu đường, nhà xưởng đến các hệ thống cơ khí. Đây là loại bulong không thể tái sử dụng nên bạn cần chú ý khi sử dụng.

Bu lông tai hồng

 

Bu lông tai hồng có thiết kế đặc trưng với hai tai (hoặc "cánh"), giúp dễ dàng cố định bu lông vào vị trí khi thi công. Các tai này giúp việc lắp đặt nhanh chóng và chắc chắn hơn, đồng thời tối ưu hóa khả năng chịu lực của bu lông. Thông thường, bu lông tai hồng được sử dụng trong các ứng dụng cần độ chịu lực không quá cao như lắp đặt thiết bị viễn thông, linh kiện máy móc,...

 

Bảng báo giá bu lông tai hồng cập nhật tháng 3 2025

Đường kính bu lông tai hồng

ĐVT

Thành tiền

M8

cái

Từ 2.800đ

M10

cái

Từ 4.500đ

M12

cái

Từ 6.800đ

M14

cái

Từ 8.500đ

M16

cái

Từ 10.600đ

M20

cái

Từ 16.800đ

 

Bu lông chữ U

Bu lông chữ U là một loại bulong có hình dáng đặc biệt, được thiết kế với phần thân hình chữ U, thường được sử dụng để gắn kết các bộ phận lại với nhau trong các công trình xây dựng, cơ khí, và các ứng dụng công nghiệp khác. Với cấu trúc đơn giản nhưng chắc chắn, bu lông chữ U có khả năng chịu lực và ổn định cao, giúp kết nối các chi tiết lại với nhau một cách vững chắc.

Trong ngành xây dựng, bu lông chữ U thường được dùng để cố định các ống dẫn, thanh thép, hoặc các bộ phận máy móc vào kết cấu chính của công trình. Ngoài ra, bu lông chữ U còn được ứng dụng trong ngành cơ khí để nối các bộ phận của máy móc hoặc phương tiện giao thông.

Bảng báo giá bu lông chữ U cập nhật tháng 3 2025

Đường kính bu lông chữ U

ĐVT

Thành tiền

M6 x 50

cái

Từ 5.200đ

M8 x 75

cái

Từ 8.500đ

M10 x 100

cái

Từ 13.600đ

M12 x 150

cái

Từ 16.800đ

M16

cái

Từ 20.800đ

M20

cái

Từ 25.600đ

 

Bu lông hoa thị 

Bu lông hoa thị được thiết kế với phần đầu có hình dạng giống như hoa thị 6 cánh, giúp gia tăng diện tích tiếp xúc với bề mặt khi siết chặt. Thân bulong được tiện thành ren để thuận tiện cho việc thi công. Vì đây là một loại bulong có thiết kế với đầu 6 cánh nên bạn cần dùng đến dụng cụ chuyên dụng để tháo lắp. 

Dù gọi chung là bulong hoa thị nhưng chúng cũng được chia thành nhiều loại khác như: Bulong hoa thị đầu bằng với phần đầu bulong bằng phẳng, sẽ chìm hẳn vào vật liệu khi lắp đặt. Bulong hoa thị đầu cầu, bulong lục giác chìm hoa thị cũng có tác dụng tương tư. Loại bulong hoa thị chủ yếu được dùng ở những vị trí không yêu cầu độ bền cao, các công trình nhẹ.

Một số ứng dụng phổ biến nhất của bu lông

Bu lông trong ngành xây dựng

ứng dụng của bulong

Bu lông là phụ kiện được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng

 

Trong ngành xây dựng chắc chắn bulong là một phụ kiện không thể thiếu. Bu lông được sử dụng rộng rãi trong việc gia cố kết cấu thép và bê tông, giúp đảm bảo sự ổn định và bền vững cho các công trình như cầu, tòa nhà cao tầng, và các kết cấu chịu lực khác. Bu lông không chỉ đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận mà còn có khả năng chống chịu các yếu tố thời tiết, môi trường khắc nghiệt, mang lại độ bền lâu dài cho công trình.

Bu lông trong công nghiệp cơ khí

ứng dụng của bulong

Ngành cơ khí thường dùng bulong để cố định chi tiết máy

 

Một ứng dụng phổ biến khác của bulong là trong công nghiệp cơ khí. Chúng được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực từ lắp ráp các thiết bị máy móc cho đến các máy móc công nghiệp. Bu lông giúp kết nối các bộ phận của máy móc với độ chắc chắn cao, đảm bảo các thiết bị vận hành ổn định, chính xác.  Các bu lông trong công nghiệp cơ khí thường được làm từ các vật liệu như thép hợp kim, inox để có độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt.   

Bu lông trong ngành sản xuất và chế tạo

Sử dụng bulong trong chế tạo linh kiện

 

Trong ngành sản xuất và chế tạo, các thiết bị điện tử, linh kiện ô tô, máy bay cho đến các sản phẩm gia dụng, tất cả đều cần đến bu lông để giữ vững các bộ phận lại với nhau. Với độ chính xác cao và khả năng chịu lực tốt, bu lông giúp các bộ phận này hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn trong suốt quá trình sử dụng. Những ứng dụng đặc biệt của bu lông trong sản xuất như bu lông inox cho các thiết bị điện tử, bu lông thép không gỉ cho các sản phẩm gia dụng, giúp tăng tuổi thọ và độ an toàn của sản phẩm. 

Bu lông trong lắp đặt đường ống

ứng dụng của bulong

Dùng bu lông để lắp đặt đường ống

 

Một trong những ứng dụng quan trọng khác của bu lông là trong lắp đặt các đường ống vận chuyển, đặc biệt là trong ngành dầu khí, cấp thoát nước và xử lý chất thải. Bu lông được sử dụng để nối các đoạn ống lại với nhau, giúp hệ thống đường ống hoạt động hiệu quả và an toàn. Những bu lông cỡ lớn, được chế tạo từ các vật liệu chịu lực tốt như thép không gỉ, thường xuyên được sử dụng trong các hệ thống đường ống vận chuyển khí, dầu, hay các loại hóa chất độc hại.

Những ứng dụng khác của bu lông trong dân dụng

Ngoài các ứng dụng trong các ngành công nghiệp và xây dựng, bu lông còn xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp bulong trong các thiết bị gia dụng như máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh, giúp các bộ phận của thiết bị được lắp ráp chắc chắn, tăng tính ổn định và độ bền. 

Bulong Thọ An - Địa chỉ tìm mua bulong chất lượng cao giá tốt

Khi cần tìm mua bu lông chất lượng cao với giá cả hợp lý, Bulong Thọ An luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các kỹ sư, nhà thầu và các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành công nghiệp phụ trợ, Thọ An cam kết cung cấp các loại bu lông đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật cho các dự án xây dựng và sản xuất.

Các sản phẩm bu lông của Thọ An không chỉ nổi bật về chất lượng mà còn đa dạng về mẫu mã và kích cỡ, phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Dù bạn đang tìm kiếm bu lông cho công trình xây dựng, máy móc công nghiệp hay các thiết bị cơ khí, Thọ An đều có thể cung cấp giải pháp tối ưu cho nhu cầu của bạn.

Đặc biệt, Thọ An còn cung cấp các dịch vụ gia công bu lông theo yêu cầu, giúp khách hàng có được những sản phẩm bu lông phù hợp nhất với tiêu chuẩn kỹ thuật của mình. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng đúng yêu cầu của từng công trình, dự án.

Nguyên lý hoạt động của bulong 

Khi siết bulong sẽ được áp dụng 1 lực làm cho nó quay và tạo ra một lực căng dọc theo chiều dài của bulong. Lực này giúp tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa các bề mặt của hai bộ phận mà bulong đang kết nối. Nói cách khác bulong hoạt động dựa trên lực ma sát giữa các bề mặt của chúng và vật liệu.

So sánh bulong và ốc vít

ứng dụng của bulong

Bu lông và ốc vít ( đai ốc ) là 2 sản phẩm riêng biệt

 

Bulong và ốc vít đều có các ren để tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận, nhưng mỗi loại lại có sự khác biệt rõ rệt. Bulong thường được kết hợp với đai ốc để tạo ra một mối nối vững chắc. Điều này giúp bulong chịu được lực kéo và lực nén mạnh hơn, thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, máy móc công nghiệp và các ứng dụng yêu cầu tính chắc chắn cao. Ốc vít, ngược lại, có thể được sử dụng độc lập và có nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như ốc vít gỗ, ốc vít tự khoan, phù hợp với các ứng dụng cần sự linh hoạt và dễ dàng tháo lắp.

Nên dùng loại bulong nào cho công trình xây dựng

Bulong inox (thép không gỉ) là một sự lựa chọn phổ biến cho những công trình cần khả năng chống ăn mòn cao, như các công trình xây dựng ven biển hoặc trong môi trường ẩm ướt. 

Tuy nhiên khi công trình yêu cầu khả năng chịu lực lớn, chẳng hạn như các tòa nhà cao tầng, cầu đường, hoặc các công trình cơ khí nặng, bulong làm từ thép cacbon cường độ cao sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Bulong làm từ thép cacbon vẫn có thể bị rỉ sét nên cần sử dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng để giảm khả năng bulong bị ăn mòn

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bulong thép hợp kim. Đây là loại bulong được sử dụng trong các công trình đặc thù, nơi yêu cầu sự kết hợp giữa khả năng chịu nhiệt và độ bền cơ học. Với khả năng chống lại các yếu tố như nhiệt độ cao, ma sát và các tác động hóa học mạnh mẽ. Bulong thép hợp kim được sử dụng trong các công trình như nhà máy sản xuất, công trình dầu khí.

Trên đây là bải viết chi tiết về chủ đề Bulong là gì, hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức về loại phụ kiện quan trọng này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề trên hãy liên hệ với Bulong Thọ An qua hotline: 0982.466.596 - 0982.831.985 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé. 

Danh mục tin tức

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top