Giỏ hàng

Cùm u là gì, cấu tạo và thông số kỹ thuật

Bài viết hôm nay từ Bulong Thọ An sẽ giúp bạn hiểu rõ cùm U là gì, cấu tạo của cùm U, và các thông số kỹ thuật cần biết khi lựa chọn loại phụ kiện này cho từng mục đích sử dụng cụ thể.

Cùm U là gì

Cùm U hay bu lông chữ U là một loại phụ kiện cơ khí có hình dạng đặc trưng giống chữ cái “U”, được thiết kế để kẹp và cố định đường ống, thanh kim loại hoặc các chi tiết có dạng tròn trong các hệ thống kỹ thuật. Cùm U không chỉ đơn thuần là một phụ kiện kết nối mà còn là một chi tiết kỹ thuật quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn của toàn bộ hệ thống.

Cùm U là gì

 

Trong các hệ thống ống thép, dẫn nước, dẫn khí, cùm U đóng vai trò như một giải pháp kết nối hiệu quả, giúp gia cố các thành phần kết cấu một cách chắc chắn và bền vững. Nhờ tính linh hoạt trong sử dụng, cùm U được sản xuất với nhiều loại vật liệu như sắt mạ kẽm, thép carbon, inox 304, phục vụ cho các môi trường từ trong nhà đến ngoài trời, thậm chí là môi trường hóa chất ăn mòn.

Cấu tạo của cùm U

Về mặt cấu tạo, một cùm U tiêu chuẩn bao gồm ba thành phần chính: phần thân chữ U, hai đầu ren, và bộ đai ốc siết chặt kèm long đền (vòng đệm).

  • Phần thân chữ U: Phần thân của cùm U được sản xuất theo 2 hình dáng là hình chữ U vuông hoặc hình chữ U tròn. Chiều dài và độ rộng của phần thân có thể thay đổi tùy theo ứng dụng, phù hợp với các đường kính ống thép, ống dẫn nước, thanh kim loại tròn hoặc kết cấu khung giàn trong các công trình cơ khí và xây dựng.

  • Hai đầu tiện ren: Hai đầu ren của cùm U là phần nối tiếp sau phần thân, được gia công tiện ren chính xác, đảm bảo độ sâu và bước ren phù hợp với các loại đai ốc và long đen. Để cố định cùm chữ U chúng sẽ sử dụng vòng đệm, ê cu.

Thông số kỹ thuật của cùm U

  • Đường kính ren: Kích thước cùm U thường từ M8 đến M24.

  • Kích thước ống cùm U : Từ DN 15 đến DN 150.

  • Chất liệu sản xuất: Thép cacbon, thép hợp kim hoặc thép không gỉ mác thép SUS 304, SUS 316.

  • Bề mặt mạ; Mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân hoặc sơn chống gỉ

  • Tiêu chuẩn sản xuất: Được sản xuất theo chuẩn quốc tế DIN 3570 A

  • Cấp bền: Đạt được cấp bền từ 5.8 

Có những loại cùm U nào

Việc phân loại cùm U thường dựa trên vật liệu chế tạo, tiêu chuẩn sản xuất và mục đích sử dụng. Trong số đó, ba dòng sản phẩm phổ biến và được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay gồm: cùm U làm từ thép không gỉ (Inox), cùm U thép mạ kẽm, và cùm U làm từ thép cacbon.

Cùm U làm từ thép không gỉ

Cùm U Inox được ưa chuộng nhờ đặc tính chống ăn mòn vượt trội, khả năng chịu lực tốt và tuổi thọ cao trong các môi trường khắc nghiệt. Đây là lựa chọn hàng đầu trong các hệ thống đường ống nước, ống dẫn khí, hoặc hệ thống cơ điện đặt ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt.

Cùm U làm từ thép không gỉ

 

Hai loại inox phổ biến nhất dùng để sản xuất cùm U là Inox 304 và Inox 316.

  • Inox 304 có khả năng chống gỉ sét tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với các ứng dụng thông thường trong dân dụng và công nghiệp nhẹ.

  • Inox 316 lại nổi bật với khả năng chống ăn mòn cao cấp hơn, đặc biệt trong môi trường có hóa chất hoặc nước biển. Tuy nhiên, giá thành của cùm U Inox 316 khá cao, do đó thường chỉ sử dụng trong các công trình yêu cầu kỹ thuật cao hoặc ngành hàng hải, dầu khí.

Cùm U thép mạ

Cùm U thép mạ kẽm là dòng sản phẩm thông dụng khác, thường được làm từ thép carbon sau đó trải qua quá trình mạ kẽm điện phân hoặc nhúng kẽm nóng. Việc mạ giúp tăng khả năng chống gỉ sét, kéo dài tuổi thọ sử dụng trong điều kiện bình thường.

Cùm U thép mạ

 

So với cùm U Inox, loại cùm U thép mạ có giá thành kinh tế hơn, dễ gia công và phổ biến trong các hệ thống không yêu cầu chịu ăn mòn cao, chẳng hạn như khung giá đỡ, hệ thống máng cáp, và các thiết bị cơ khí thông thường.

Cùm U thép cacbon

Cùm U thép cacbon là loại cùm được chế tạo từ thép carbon. Ưu điểm chính của dòng sản phẩm này là độ cứng cao, chịu lực tốt và giá thành rẻ. Tuy nhiên, vì không có lớp bảo vệ chống gỉ nên cùm U thép cacbon chỉ thích hợp sử dụng trong môi trường khô ráo, ít ẩm ướt hoặc nơi không có hóa chất ăn mòn.

Cùm U thép cacbon

 

Công dụng của cùm U

Với thiết kế đơn giản nhưng chắc chắn, cùm U mang lại hiệu quả cao trong việc liên kết, cố định và gia cố các bộ phận trong hệ thống kết cấu hoặc thiết bị. Dưới đây là những công dụng phổ biến nhất của cùm U trong thực tế.

  • Cố định hệ thống đường ống: Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của cùm U là cố định và định vị đường ống trong các hệ thống cấp thoát nước, HVAC (hệ thống sưởi – thông gió – điều hòa không khí), hệ thống PCCC và đường ống công nghiệp.

  • Liên kết và gia cố kết cấu: cùm U thường được dùng để liên kết các chi tiết kết cấu như thép hộp, ống thép, thanh ren hoặc khung giàn

Công dụng của cùm U

 

  • Cố định cáp điện, cáp viễn thông trên cột, tường: Ngoài ra bạn sẽ thấy ở những hệ thống dây điện , cột điện,... người ta sử dụng cùm U để cố định hệ thống.

  • Gắn kết thiết bị, máy móc, động cơ: Ngoài các công dụng trong lắp đặt kết cấu và hệ thống ống, cùm U còn được ứng dụng trong việc gắn kết thiết bị công nghiệp như động cơ, bơm nước, quạt thông gió hoặc bảng điều khiển. Cùm U giúp giữ chặt thiết bị vào bệ đỡ hoặc khung máy, hạn chế rung lắc trong quá trình vận hành và đảm bảo tính ổn định của toàn hệ thống.

Những thắc mắc về cùm U

Cùm U có phải là bu lông chữ U, U bolt

Câu trả lời là . Nhiều người thường nhầm lẫn giữa các thuật ngữ "cùm U", "bu lông chữ U" và "U bolt" nhưng thực tế, chúng đều chỉ một loại phụ kiện cơ khí có hình chữ U và có chức năng tương tự nhau. Dù khác biệt về cách gọi, nhưng về bản chất, chúng đều được thiết kế với 2 đầu ren để có thể kết nối với đai ốc hoặc được sử dụng để cố định các hệ thống đường ống trong công nghiệp, xây dựng và các ứng dụng khác.

Cùm U giá bao nhiêu

Để biết được giá cùm U bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bulong Thọ An - Địa chỉ chuyên cung cấp cùm chữ U hoặc tham khảo bảng giá dưới đây của chúng tôi

Kích thước cùm U

Thành tiền

Cùm U d60

Từ 6.000

Cùm U d80

Từ 10.000

Cùm U d100

Từ 20.000

Cùm U d140

Từ 30.000

Cùm U DN 125

Từ 38.000

Cùm U DN 150

Từ 40.000

 

Cách lắp đặt cùm chữ U đúng kỹ thuật

  • Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt và chọn loại cùm U phù hợp: Trước tiên, bạn cần xác định rõ vị trí cần cố định – đó có thể là đường ống nước, ống thép, thanh ray hoặc cáp điện. Việc xác định đúng vị trí không chỉ giúp lắp đặt dễ dàng mà còn giúp hạn chế hiện tượng lệch tâm, giảm áp lực không đều lên điểm cố định. Bên cạnh đó cần lựa chọn loại cùm U phù hợp, bạn có thể dựa vào môi trường sử dụng, yêu cầu kỹ thuật của công trình.

  • Bước 2: Cố định cùm U đúng vị trí: Sau khi đã chọn đúng loại cùm U, bạn đặt nó ôm sát vật thể cần cố định. Đảm bảo cùm chữ U được đặt thẳng hàng, song song và ôm đều hai bên của ống hoặc thanh. Việc căn chỉnh đúng vị trí sẽ tránh hiện tượng nghiêng lệch, dẫn đến việc truyền lực không đều hoặc gây vênh vật cố định.

  • Bước 3: Siết đai ốc và long đen: Sau khi cùm U đã được đặt đúng vị trí, bạn tiến hành lắp long đen (vòng đệm) và đai ốc vào hai đầu ren. Khi siết đai ốc, hãy đảm bảo sử dụng lực cân bằng cho cả hai bên. Sử dụng cờ lê để đảm bảo đai ốc không bị siết quá chặt, gây biến dạng cùm hoặc ảnh hưởng đến độ bền của hệ thống.

  • Bước 4: Kiểm tra lại: Sau cùng cần kiểm tra lại để chắc cùm U ôm khít hệ thống, đai ốc không bị lỏng.

Danh mục tin tức

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top