Giỏ hàng

Bu lông M16 có nghĩa là gì? Thông số kỹ thuật và kích thước

Trong ngành công nghiệp bu lông M16 được xem là loại bu lông không được thiếu. Chúng có kích thước thân lớn, cùng với chất liệu sản xuất cao cấp nên được sử dụng rất nhiều. Bài viết dưới đây, Bulong Thọ An sẽ giúp bạn hiểu thêm chi tiết về thông số kỹ thuật, các loại bu lông M16 phổ biến.

Thế nào là bu lông M16

Bu lông M16 là một loại bu lông tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng và lắp ráp kết cấu thép. Trong ký hiệu M16, chữ cái "M" là viết tắt của Metric, nghĩa là hệ mét – hệ đo lường tiêu chuẩn được sử dụng trên toàn cầu cho các loại bu lông và đai ốc. Con số 16 trong ký hiệu đại diện cho đường kính thân bu lông, tức 16mm.

Thế nào là bu lông M16

 

Cấu tạo của bu lông M16

Để đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt, bu lông M16 được thiết kế với hai phần chính là đầu bu lông và thân bu lông.

  • Đầu bulong: là bộ phận quan trọng dùng để siết chặt hoặc tháo rời bu lông bằng các dụng cụ chuyên dụng như cờ lê, mỏ lết hoặc máy siết bu lông. Trên thực tế, bu lông M16 sẽ được sản xuất với nhiều hình dáng riêng biệt, nhằm tối ưu khả năng sử dụng của chúng.

  • Thân bu lông: là phần chịu lực chính khi bu lông được siết chặt trong hệ thống lắp ghép. Thân bu lông M16 có thể có hai loại chính:ren suốt và ren lửng. Tùy vào tiêu chuẩn, ứng dụng thực tế mà bạn có thể chọn loại bu lông phù hợp.

Cấu tạo của bu lông M16

 

Thông số kỹ thuật và kích thước của bu lông M16

Thông số kỹ thuật

  • Đường kính: Như đã đề cập ở trên bulong M16 là loại bu lông có đường kính thân là 16mm. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình sản xuất khó có thể đảm bảo độ chính xác như vậy nên chúng sẽ có đường kính từ 15.7 - 15.9mm. 

  • Chiều dài: Chiều dài của bu lông M16 sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn sản xuất, ứng dụng và yêu cầu kỹ thuật nên không có chiều dài cố định. Hiện chiều dài của bu lông M16 sẽ dao động từ 80mm - 300mm.

  • Chất liệu sản xuất: Nếu sử dụng bu lông M16 ở những công trình khắc nghiệt, thường xuyên chịu tác động từ môi trường thì chúng sẽ được sản xuất bằng thép không gỉ. Nhưng công trình yêu cầu khả năng chịu lực thì loại bu lông này lại được làm từ thép cacbon cường độ cao. Ngoài ra, titan cũng là vật liệu thường xuyên được dùng để chế tạo bu lông 16mm.

  • Cấp bền: Bu lông M16 là loại bu lông có đường kính thân lớn, kết hợp với chất liệu có độ bền cao nên chúng có thể đạt được cấp bền 8.8 - 12.9.

  • Bề mặt mạ: Có 2 phương pháp mạ xị chính thường dùng ở bulong M16 đó là mạ điện phân và mạ kẽm nhúng nóng.

  • Độ bền kéo: 592 Mpa

  • Giới hạn chảy: 571 Mpa

  • Lực kéo đứt: 92,8 kN

  • Tiêu chuẩn sản xuất: Bulong sẽ được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN, JIS, ISO, ASTM,...

Kích thước của bulong M16

Bảng tra kích thước dưới đây sẽ bạn hiểu hơn về bulong M16

  • M16x40

  • M16x50

  • M16x60

  • M16x70

  • M16x80

  • M16x100

  • M16x110

  • M16x120

  • M16x130

  • M16x140

  • M16x150

  • M16x160

  • M16x170

  • M16x180

  • M16x200

Bu lông M16 được ứng dụng ở những đâu

Nhờ thiết kế chắc chắn và khả năng chống ăn mòn, bu lông M16 đóng vai trò quan trọng trong kết cấu xây dựng, cơ khí chế tạo, công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô và ngành năng lượng. Dưới đây là những lĩnh vực ứng dụng chính của bu lông M16 trong thực tế.

  • Ngành xây dựng: Chủ yếu được sử dụng để liên kết các cấu kiện thép, bê tông cốt thép và giàn giáo nhằm đảm bảo độ ổn định, an toàn cho công trình.

  • Ngành cơ khí chế tạo: Bu lông M16 đóng vai trò quan trọng trong ngành cơ khí chế tạo, đặc biệt là trong việc lắp ráp các bộ phận máy móc, thiết bị công nghiệp và hệ thống dây chuyền sản xuất.

  • Ngành công nghiệp đóng tàu: Ở công trình yêu cầu độ bền cao, khả năng chịu tải tốt và quan trọng nhất là chống ăn mòn vượt trội thì bulong M16 là lựa chọn hoàn hảo. Kích thước lớn cho khả năng chống chịu cao, chất liệu thép không giả giúp duy trì chất lượng ở môi trường khắc nghiệt nhất. 

  • Ngành sản xuất ô tô: Bu lông M16 là một phần không thể thiếu trong việc lắp ráp khung xe, đảm bảo độ bền và an toàn khi vận hành.

  • Ngành năng lượng: Bu lông M16 được sử dụng để kết nối các phần của tháp điện gió, đảm bảo khả năng chịu lực trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Dùng để lắp đặt và cố định các tấm pin mặt trời trên hệ thống khung giá đỡ.

Bu lông M16 được ứng dụng ở những đâu

 

Phân loại bu lông M16 theo chất liệu

Bu lông M16 làm từ thép không gỉ

Bu lông M16 làm từ thép không gỉ (inox) được đánh giá cao về khả năng chống ăn mòn và độ bền trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc với hóa chất. Loại bu lông này thường được ưa chuộng trong các ứng dụng ngoài trời, trong đóng tàu và các công trình yêu cầu độ ổn định cao qua thời gian. 

Mặc dù giá thành của bu lông inox thường cao hơn so với các loại khác, nhưng lợi thế về khả năng chịu mài mòn và duy trì vẻ ngoài sáng bóng làm cho chúng trở thành lựa chọn ưu tiên cho các công trình cần độ bền vượt trội và tính thẩm mỹ cao.

Bu lông M16 thép cacbon

Bu lông M16 được chế tạo từ thép cacbon là loại bu lông phổ thông và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng do giá thành thấp và dễ gia công. Với đặc tính cơ học ổn định, bu lông thép cacbon thích hợp cho các công trình dân dụng, các ứng dụng trong máy móc cơ khí và các liên kết không yêu cầu khả năng chống ăn mòn cao như thép không gỉ. 

Tuy nhiên, trong môi trường ẩm ướt hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân ăn mòn, bu lông thép cacbon có thể bị oxi hóa nếu không được bảo dưỡng đúng cách hoặc phủ lớp bảo vệ bổ sung.

Bu lông M16 thép cacbon

 

Bulong M16 thép mạ

Bu lông M16 thép mạ, thường được mạ kẽm nhúng nóng, mang lại lớp bảo vệ chống ăn mòn hiệu quả cho bu lông thép cơ bản. Công nghệ mạ giúp cải thiện khả năng chịu tác động của môi trường bên ngoài, làm cho bu lông mạ trở nên lý tưởng cho các công trình ngoài trời, các hệ thống giao thông và kết cấu công nghiệp.

Ưu điểm của bu lông mạ là chi phí thấp hơn so với bu lông inox, đồng thời vẫn đảm bảo độ bền và an toàn cho các ứng dụng không yêu cầu môi trường siêu khắc nghiệt. Tuy nhiên, lớp mạ có thể bị mòn theo thời gian nếu không được bảo trì định kỳ, do đó cần kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình sử dụng lâu dài.

Phân loại bu lông M16 theo hình dáng

Bu lông lục giác chìm M16

Bu lông lục giác chìm M16 có thiết kế đặc trưng với đầu lục giác được đẩy chìm vào thân bu lông, giúp giảm kích thước bề mặt khi lắp đặt. Điều này tạo ra một bề mặt mịn, tăng tính thẩm mỹ và giảm rủi ro va chạm trong các ứng dụng yêu cầu tính an toàn cao như kết cấu thép và máy móc công nghiệp. Loại bu lông lục giác chìm này thường được sản xuất từ thép carbon hoặc thép không gỉ, đảm bảo khả năng chịu lực và chống ăn mòn tốt, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các công trình hiện đại.

 

Bulong neo móng M16

Bulong neo móng được thiết kế chuyên dụng để cố định các kết cấu nền móng của các công trình xây dựng. Với hình dáng đặc trưng và kích thước phù hợp, bulong neo móng M16 đảm bảo khả năng liên kết vững chắc giữa các thành phần kết cấu, từ cột bê tông đến khung thép. Loại bu lông này thường có bề mặt mạ để tăng khả năng chống ăn mòn, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

 

Bulong nở M16

Khác với các loại bu lông thông thường, bu lông nở được thiết kế với phần áo nở bên ngoài, sẽ bung ra khi chịu tác động. Khi lắp đặt bu lông nở có khả năng bám cao, khó bị lỏng lẻo. Bu lông nở M16 đặc biệt hữu ích trong việc cố định các tấm thép và vật liệu xây dựng. Với khả năng chịu lực cao và dễ lắp đặt, bulong nở M16 được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Bu lông móc cẩu M16

Bu lông móc cẩu M16 được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng liên quan đến thiết bị nâng hạ và cẩu trục. Với thiết kế này, bu lông móc cẩu đặc biệt đảm bảo khả năng kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận, giảm thiểu nguy cơ trượt hoặc hỏng hóc khi chịu tải trọng động. Đặc biệt, bu lông móc cẩu M16 thường được sản xuất từ vật liệu chất lượng cao như thép hợp kim cường độ, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong ngành công nghiệp nặng và vận tải.

 

Bulong M16 dùng cờ lê bao nhiêu

Bulong M16 hiểu đơn giản là loại bulong có đường kính là 16mm, chúng sở hữu thiết kế, cấu tạo không quá khác biệt so với các loại bu lông kết cấu thông thường. Để có thể tháo lắp bulong M16 bạn cần sử dụng cờ lê kích thước 24mm hoặc máy vặn bulong có kích thước tương đương. 

Bu lông M16 có giá bao nhiêu

Dưới đây là bảng báo giá bulong M16 các loại, bạn hãy tham khảo để biết thêm thông tin nhé

STT 

Kích thước

Giá thành

1

M16x400

55,823

2

M16x450

61,682

3

M16x500

67,541

4

M16x600

79,259

5

M16x700

90,977

6

M162x800

102,695

7

M16x900

114,413

8

M16x1000

126,131


Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, chưa bao gồm thuế VAT. Để nhận được báo giá chính xác nhất bạn vẫn nên liên hệ với Bulong Thọ An qua hotline: 0982.83.1985 – 0982 466 596

Trên đây là bải viết chi tiết về chủ đề Bulong M16 mà Thọ An muốn gửi đến bạn, hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức về loại phụ kiện quan trọng này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề trên hãy liên hệ với Bulong Thọ An qua hotline: 0982.466.596 - 0982.831.985 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé. 

Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua bu lông vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THỌ AN 

Hotline/Zalo: 0982.466.596 - 0982.83.1985

Email: bulongthoan2013@gmail.com

Website:www.bulongthoan.com.vn

Công ty Thọ An chuyên sản xuất, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm bu lông chính hãng như:

Bu lông móc cẩu

Tắc kê nở

Bulong lục giác chìm

Bu lông hóa chất

Bu lông gầu tải

Bu lông neo móng

Thanh ren

Vít pake

Vít trí

Vít tự khoan

Vít bắn tôn

Đai ốc

Long đen

Danh mục tin tức

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top