Giỏ hàng

Tìm hiểu về bu lông nở sắt M16

Cấu tạo bu lông nở sắt M16

Bu lông nở sắt M16 gồm các phần chính sau đây:
- Phần thân bu lông có dạng hình trụ tròn, chiều dài thì tùy thuộc vào kích thước của con nở.
- Phần đầu thân nở được tiện ren, thông thường là ren hệ mét và chiều dài ren nhất định. 
- Phần đuôi của thân nở có dạng hình côn, dùng để đẩy áo nở xòe ra khi thi công. 
- Phần đuôi của áo nở được xẻ rãnh để có thể xòe ra và áp sát vào thành bê tông khi thi công. Áo nở có dạng hình trụ ống, rỗng bên trong và phần áo nở liền nhau, không bị rời ra.
- Phần đai ốc, long đen dùng để kết nối chân đế cột với thân tắc kê nở.

Bu lông nở sắt M16

Bu lông nở sắt M16

Thông số kỹ thuật của bu lông nở sắt M16

- Bu lông nở sắt M16 có 2 loại phổ biến hiện nay đó là:
+ Bu lông nở sắt áo liền
+ Bu lông nở sắt áo rời
- Chiều dài: 60mm - 200mm
- Đường kính: M16
- Vật liệu: Thép không gỉ Inox 201, 304. Thép carbon cường độ 4.6, được mạ kẽm. 

Ứng dụng bu lông nở sắt M16

- Dùng để liên kết bản mã, giá đỡ và các kết cấu thép với kết cấu bê tông hay hệ thống giá đỡ. 
- Kết nối kết cấu giàn thép không gian với tường bê tông và công trình. 
- Ngoài ra bu lông nở sắt M16 còn ứng dụng trong thi công nhà xưởng, thi công lan can, giá đỡ hệ thống đường ống...

Ưu điểm bu lông nở sắt M16

- Dễ dàng thi công, giúp tiết kiệm thời gian chi phí
- Có tính thẩm mỹ cao nhờ vào bề mặt sản phẩm sáng bóng
- Khả năng chịu lực tốt
- Bu lông nở sắt M16 làm từ thép Inox 304 có tính chống ăn mòn hóa học cao

Nhược điểm bu lông nở sắt M16

- Bu lông nở sắt M16 làm từ thép Inox 201 có tính chống ăn mòn hóa học thấp, do vậy chỉ nên sử dụng ở những nơi khô ráo.
- Khả năng chịu tải trọng động và khả năng chịu tải kém hơn bu lông hóa chất.
Trên đây Bu Lông Thọ An đã chia sẻ cho quý khách những thông tin cơ bản về bu lông nở sắt M16, khách hàng muốn biết thêm thông tin chi tiết hay có nhu cầu sử dụng sản phẩm thì vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé!

Danh mục tin tức

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top